SƠN NHÀ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 7 SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

Khi sơn nội thất hay sơn ngoại thất cho ngôi nhà không thể tránh khỏi những sự cố gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn nhà nếu bạn chưa có kinh nghiệm. Vậy là sao để khắc phục được những sự cố này? Cùng sơn chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Sơn nhà gặp hiện tượng phấn hóa

Phấn hóa là hiện tượng trên bề mặt sơn có một lớp bột mỏng màu trắng. Bạn chỉ cần xoa tay lên bề mặt, sẽ dễ thấy có một lớp trắng bám trên tay. Nếu để lâu ngày có thể sẽ dẫn đến tường nhà bị phai màu, bong tróc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chính là độ ẩm tường cao, dùng sơn kém chất lượng hoặc do các tác nhân ngoại cảnh, thời gian.

Cùng sơn chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng phấn hóa.

Để khắc phòng ngừa cố này, bạn cần:

  • Sử dụng loại sơn nội thất, sơn ngoại thất có chất lượng tốt.
  • Sử dụng sơn lót, đặc biệt là sơn lót kháng kiềm.
  • Không sử dụng sơn nội thất để sơn ngoại thất và ngược lại.
  • Pha sơn theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Biện pháp khắc phục khi tường bị phấn hoá:

  • Làm sạch lớp bột bề mặt tường. Nếu phấn hoá nghiêm trọng thì nên cạo bỏ, làm sạch hoàn toàn lớp sơn cũ.
  • Sơn lại 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ.

Xuất hiện đốm trắng hoặc nấm mốc trên tường

Rêu mốc là hiện tượng bề mặt đồ vật bị các phân tử nấm mốc có trong không khí bám vào và phát triển. Nguyên nhân chính là do bề mặt tường nhà ẩm ướt. Sự cố này không những làm mất thẩm mỹ mà còn có thể rất nguy hại đến sức khoẻ của gia đình bạn. Vậy nên khi thấy hiện tượng này, bạn cần khắc phục ngay lập tức.

Để tránh sự cố không mong muốn này khi sơn nhà, bạn cần:

  • Để tường thật khô và sạch trước khi tiến hành sơn.
  • Sơn lót chống kiềm tại những vị trí dễ ẩm mốc trước khi sơn phủ.
  • Chọn loại sơn chất lượng, có khả năng chống thấm và ẩm mốc. Tham khảo các sản phẩm của sơn chúng tôi tại website hoặc Facebook.

Bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách:

Chờ màng sơn thật khô rồi chà mạnh bằng khăn khô. Nếu bạn chưa loại bỏ được vết nấm này, bạn cần cạo bỏ lớp sơn rồi tiến hành sơn lại.

Hiện tượng sơn nhà có độ che lấp nền kém

Đây là hiện tượng toàn bộ bề mặt không được che bởi lớp phủ, có thể nhìn thấy lớp nền. Sự cố này xảy ra khi bạn sơn nhà chưa đủ lớp hoặc sơn nhà quá mỏng.

Để tránh tình trạng này, bạn cần:

  • Dùng sơn nội thất, sơn ngoại thất có chất lượng cao, có độ che lấp tốt.
  • Không pha sơn quá loãng
  • Sơn đúng quy trình sơn và hệ thống sơn.

Để khắc phục, bạn có thể: làm sạch bề mặt tường và tiến hành sơn thêm 1 – 2 lớp sơn nhà có độ che phủ cao.

Thấm nước

Bề mặt tường mang độ ẩm cao, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong số đó là do trời mưa nhiều, vị trí các ống thoát nước không hợp lý, tường nhà xuống cấp do thời gian dài sử dụng, các sự cố trong quá trình thi công xây dựng,…

Thấm nước gây mất thẩm mĩ và công năng của ngôi nhà.

Cách khắc phục khi tường nhà bị thấm nước:

  • Tiến hành vệ sinh, loại bỏ rong rêu, lớp sơn nhà cũ trên bề mặt của khu vực bị thấm nước. 
  • Xác định chính xác những vết hở, vết nứt trên bề mặt tường, trần nhà. 
  • Sử dụng loại vữa ngoại thất chuyên dụng để trám lại những vết hở, nứt trên bề mặt trần, tường nhà. 
  • Sử dụng sơn nhà có khả năng chống thấm, phủ từ 1 – 3 lớp sơn để xử lý bề mặt trần, tường nhà. 

Vệt cọ không đều khi sơn nhà

Hiện tượng vệt cọ không đều xuất hiện khi sơn lớp sau mà lớp đầu chưa khô hoàn toàn. Cũng có thể nguyên nhân từ sơn quá đặc (độ nhớt quá cao).

Để tránh tình trạng này, bạn cần:

  • Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau.
  • Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng một hướng.
  • Chú ý pha tỉ lệ sơn theo đúng hướng dẫn của sơn chúng tôi.

Chảy màng sơn

Đây là hiện tượng khi màng sơn không bằng phẳng.

Nguyên nhân:

  • Do vệ sinh bề mặt cần sơn không kỹ, còn sót lại nhiều bụi.
  • Pha sơn quá loãng.
  • Phun sơn quá gần bề mặt thi công.
  • Sơn kém chất lượng.

Để tránh tình trạng này, bạn cần:

  • Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Cần phải xả nhám bề mặt đạt yêu cầu trước khi sơn nếu bề mặt cần sơn quá nhẵn.
  • Sử dụng sơn có chất lượng tốt.
  • Sơn đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đạt yêu cầu thi công.

Nếu sự cố đã xảy ra, bạn có thể giải quyết theo cách sau đây:

  • Nếu sơn vẫn còn ướt, loại bỏ lớp sơn ướt, làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng tốt.
  • Nếu màng sơn đã khô, phải xả nhám và làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng tốt.

Nhăn màng sơn

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhăn màng sơn nhà chính là do sơn quá dày hoặc sơn trong điều kiện quá nóng. Hoặc các nguyên nhân từ thợ thi công khi lớp sơn trong chưa khô đã tiến hành sơn lớp ngoài.

Phòng ngừa sự cố này bằng cách:

  • Nên sơn đúng phương pháp.
  • Đảm bảo làm sạch bề mặt tốt
  • Màng sơn có độ dày đạt yêu cầu.
  • Sơn trong điều kiện đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm.

Còn để khắc phục sự cố này xảy ra thì bạn hãy cạo sạch lớp sơn bị nhăn, xù xì, sau đó xả nhám và làm sạch bề mặt. Cuối cùng, sơn nhà lại bằng sơn nội thất hoặc ngoại thất có chất lượng cao.

0